Tại sao công nghệ in Offset lại được ưa chuộng trong ngành in?
Đã từ rất lâu, các công nghệ in đã xuất hiện và ngày càng được cải tiến để đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị in ấn và người tiêu dùng. Tuy nhiên, công nghệ in Offset chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng có thể nói nó dần “soán ngôi” trong giới công nghệ in ấn. Vậy công nghệ in này có các đặc điểm nổi bật nào mà được ưa chuộng trong ngành in. Bài viết dưới đây in nhanh HUMM sẽ giải đáp giúp bạn.
Trước hết chúng ta cần hiểu bản chất in offset là gì?
In offset là cách in sử dụng lực ép lên các tấm cao su hay còn gọi là tấm offset để in lên giấy, các tấm cao su sẽ được ép lên các hình ảnh dính mực trước đó. Công nghệ in offset sẽ giúp bạn tránh được việc giấy bị dính nước theo mực in khi sử dụng in thạch bản và đảm bảo cho chất lượng thành phẩm sau in là tốt nhất.
Nguyên lý khi in bằng công nghệ in Offset.
In offset là kỹ thuật in gián tiếp, trong suốt quá trình in thì sẽ có một trụ đặt giữa tấm in và chất liệu in, trụ được phủ một tấm cao su. Vì vậy mà có thể in ra hàng nghìn bản mà chất lượng về độ sắc nét là tương đồng nhau. Toàn bộ quy trình in hầu như là tự động hóa nên tốc độ in vô cùng nhanh chóng so với các công nghệ in khác.
Nguyên lý của công nghệ in offset là phương pháp in phẳng, các thông tin về hình ảnh, nội dung cần được thể hiện đầy đủ trên bản in có tính quang hóa, mục đích để tạo ra những phần tử in bắt mực còn phần tử không in thì bắt nước. Khi in thì nên sử dụng hình ảnh thuận, hình ảnh trên khuôn in nhất định phải cùng phương với tờ in.
Quy trình thực hiện in Offset.
Thiết kế bản in.
Đây chính là quá trình thiết kế file mềm của ấn phẩm trước khi đi vào công đoạn in. Ở bước này bạn cần đảm bảo được các lỗi và yêu cầu của khách hàng đã được xử lý về bố cục hình ảnh, nội dung.
Output phim.
Khi bản thiết kế đã hoàn tất thì bạn tiến hành output phim. Với những bản in mà có hình ảnh hoặc nhiều màu sắc thì sẽ sử dụng tới 4 tấm phim khác nhau, tương ứng với bốn lớp màu CMYK sử dụng trong in offset. TRong hệ CMYK sẽ có 4 màu cơ bản, khi kết hợp chúng lại với nhau sẽ cho rac các màu sắc đúng như thiết kế. Dadaay gọi là output film.
Phơi bản kẽm.
Bước này sẽ được thực hiện sau khi mà bạn đã có được film tương ứng, bạn sẽ phơi chúng lên các bản kẽm. Sau đó, bạn sẽ cho vào máy phơi kẽm để thực hiện việc sao chụp những hình ảnh trên film lên từng bản kẽm.
In Offset.
Công đoạn này sẽ gồm 2 bước như sau:
Bước 1: chọn 1 trong 4 bản kẽm để lắp vào máy, chọn màu mực tương ứng với bản kẽm để tiến hành in và phần tử in được dập xuống giấy in.
Bước 2: Các thợ in sẽ tháo bản kẽm ra và vệ sinh phần mực cũ còn thừa, sau đó lắp bản kẽm mới vào máy và thực hiện quy trình nhứ bản kẽm đầu tiên. Máy sẽ chạy cho tới khi đủ số lượng cần thiết. Quy trình này kết thúc khi mà 4 bản kẽm in xong với 4 màu in, các màu sẽ chồng lên nhau theo tỉ lệ chính xác để có được bản in hoàn thiện.
Gia công sau khi in.
Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật gia công như: cán màng, cán bóng, bế gân, đục lỗ,..., nên tùy theo nhu cầu của khách hàng mà sẽ đáp ứng dịch vụ gia công đó.
Ưu, nhược điểm của công nghệ in Offset.
Ưu điểm:
Công nghệ in Offset có rất nhiều ưu điểm đáng kể như:
In offset cho phép bạn in ấn phẩm với số lượng lớn mà vẫn tiết kiệm được chi phí.
Chất lượng hình ảnh sắc nét nhờ có hệ thống bánh răng được in bằng cao su có tính đàn hồi cao nên sẽ tạo tự liên kết cho vật liệu in.
Quy trình thực hiện in ấn đơn giản và dễ dàng, đảm bảo mực không bị nhòe.
Các bản in Offset sẽ có tuổi thọ cao hơn so với các bản in được in bằng phương pháp khác.
In offset còn có thể ứng dụng lên nhiều bề mặt ấn phẩm in khác nhau như: giấy, vải, gỗ, kim loại,...Vì vậy mà nó được ưa chuộng hàng đầu trong ngành in ấn.
Nhược điểm:
Bên cạnh rất nhiều những ưu điểm trên thì in Offset cũng còn tồn tại một số nhược điểm như sau:
Nếu bạn muốn được in bằng công nghệ in offset thì cần phải đặt hàng với số lượng lớn bởi kỹ thuật này không áp dụng cho những đơn hàng nhỏ.
Đôi khi màu sắc cũng có thể có những sai lệch nhất định.
Ứng dụng của in Offset trong đời sống.
Nhờ vào những ưu việt mà in offset mang lại thì hiện nay, nó được sử dụng để in các ấn phẩm như:
Các ấn phẩm dành cho văn phòng như: danh thiếp, in kẹp file, in hồ sơ,...
Các sản phẩm bao bì như: in tem nhãn decal, hộp giấy, túi giấy,...
Các ấn phẩm truyền thông như: in tờ rơi, in Catalog, in thiệp mời,...
Lời kết.
Trên đây là những chia sẻ của in nhanh HUMM về công nghệ in Offset. Có thể nói rằng công nghệ này đã đáp ứng được khá nhiều nhu cầu của các đơn vị in ấn và người tiêu dùng. Đó chính là lý do mà nó được ưa chuộng. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về công nghệ in này thì có thể liên hệ tới in nhanh HUMM để có thể được giải đáp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm về lĩnh vực in ấn, sử dụng công nghệ in offset hiện đại, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ luôn sẵn lòng đem đến những thông tin bổ ích cho các khách hàng.